7 điều tuyệt đối phải tránh khi sử dụng máy sấy quần áo
Máy sấy quần áo đang dần trở thành thiết bị thiết yếu trong mỗi gia đình hiện nay. Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng sử dụng đúng cách. Hãy cùng Eco-mart .vn tìm hiểu 7 điều cần tuyệt đối tránh khi sử dụng máy sấy quần áo nhé !
Lợi ích khi sử dụng máy sấy quần áo
- Tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức: Quần áo nhanh chóng được sấy khô khi sử dụng máy sấy, giúp bạn tiết kiệm thời gian gấp 4 lần khi phơi ngoài trời. Đồng thời, người dùng không phải tốn công sức mang quần áo đi phơi.
- Quần áo luôn luôn sạch sẽ, khô ráo: Quần áo sau khi giặt sẽ được cho vào máy sấy để làm khô, vì vậy áo quần không tiếp xúc với khói bụi bên ngoài giúp giữ sạch sẽ và khô ráo tối ưu.
- Giữ quần áo được bền màu bền vải: Máy sấy trang bị đa dạng các chương trình khác nhau và thích hợp với từng sợi vải, đặc biệt là các loại vải mỏng, vải len, lụa, tơ tằm hay cotton. Nhờ đó, áo quần của bạn luôn được bảo vệ như mới dài lâu và hạn chế những hư tổn.
- Diệt khuẩn cực tốt : Áo quần phơi ngoài trời nắng dễ bị bám bụi, còn mùa ẩm ướt dễ xuất hiện mùi hôi, nấm mốc nếu không được làm khô tuyệt đối. Với máy sấy quần áo, vấn đề này sẽ không còn là nỗi lo vì máy giúp diệt khuẩn và nấm mốc hiệu quả.
- Giúp người dùng tránh các bệnh hô hấp : Máy sấy sẽ giúp lọc sạch những bụi vải, bụi mịn có lẫn trong quần áo mà người dùng dễ dàng hít phải gây ra các bệnh về hô hấp, gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
7 điều tuyệt đối tránh khi sử dụng máy sấy quần áo
1. Cho quá nhiều đồ vào máy sấy
Việc bỏ quá nhiều đồ vào máy sấy quần áo sẽ làm tăng thời gian sấy, lãng phí năng lượng. Ngoài ra, sẽ làm cho quần áo vón cục và không thể khô được, gây rung lắc máy , làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ.
Mách nhỏ: Anh chị hãy cho quần áo sao cho không vượt quá 2/3 của lồng sấy là máy sẽ hoạt động tốt.
2. Cho các loại quần áo với chất liệu dày mỏng khác nhau vào sấy chung
Đa số người sử dụng đều mắc phải lỗi giặt xong quần áo là đem vào máy sấy khô quần áo luôn, không phân loại chất liệu vải dày, mỏng, dễ khô, khó khô,...
Chính điều này sẽ khiến cho dễ gây ảnh hưởng hư hỏng quần áo của anh chị. Với những loại vải mỏng sấy khô ở nhiệt độ thấp, còn loại vải dày chỉnh nhiệt cao hơn, sấy khô ở thời gian lâu hơn.
Vì vậy với chất liệu vải khác nhau như vậy, anh chị nên điều chỉnh mức nhiệt sấy phù hợp để đảm bảo thời gian sấy khô được nhanh hơn mà không hề ảnh hưởng tới chất lượng quần áo.
3. Sấy những loại quần áo có đính cườm, dán keo hoặc các loại hạt nhựa trang trí
Có một vài trường hợp máy sấy bị cháy do sấy quần áo có những chi tiết có dùng keo dán, những loại keo này phản ứng với nhiệt độ cao ở trong máy gây cháy. Do đó bạn cần chú ý những loại quần áo có những họa tiết sử dụng keo dán đừng nên cho vào máy sấy.
Bên cạnh đó một số loại quần áo có các chi tiết cườm, hạt, kim loại,... trong quá trình sấy có thể rơi rớt vào trong máy khiến máy bị hỏng. Anh chị cũng nên chú ý hạn chế sử dụng máy sấy cho những loại quần áo này.
4. Không vệ sinh bộ lọc xơ vải thường xuyên
Cũng giống như máy giặt, nếu máy sấy quần áo không vệ sinh bộ lọc xơ vải sẽ gây tắc nghẽn , xơ vải sẽ rơi ngược lại lồng sấy dính vào quần áo gây bẩn . Xơ vải gây phản ứng với nhiệt độ cao trong lồng sấy có thể gây ra cháy nổ.
5. Cài đặt nhiệt độ sấy quá cao để đồ nhanh khô
Căn chỉnh nhiệt độ thích hợp với số lượng và chất liệu quần áo là điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo. Nếu bạn điều chỉnh nhiệt độ không đúng thì sẽ dễ làm quần áo bị hỏng, co lại và mất phom.
Đối với vải jeans, khăn tắm, khăn vải nặng, bạn cần sấy ở nhiệt độ cao để làm khô nhanh chóng hơn. Với quần áo làm từ sợi tổng hợp phù hợp với nhiệt độ sấy trung bình. Còn nhiệt độ sấy thấp thích hợp với các món đồ làm từ vải lông mềm, lụa, tơ tằm, cotton hay đồ lót.
6. Cho thêm đồ khi máy sấy đang hoạt động
Trong quá trình máy đang vận hành, người dùng không nên cho thêm đồ sấy vào máy, vì quần áo cho vào sau có thể không được sấy khô như mong muốn.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế mở cửa vì khí nóng sẽ bị thất thoát, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, việc cho thêm quần áo khi máy hoạt động còn khiến thiết bị nhanh hư hỏng và giảm độ bền động cơ.
7. Không bảo dưỡng máy sấy quần áo định kỳ
Theo định kỳ từ 3 - 4 tháng, người dùng nên bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy quần áo một lần. Bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các bộ phận như: lưới bọc vải bông, hộp ngưng tụ nước và hộp giữ bụi thật sạch sẽ vì đây là bộ phận tích tụ nhiều bụi bẩn.
Bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên sẽ đảm bảo cho máy sấy của bạn luôn được hoạt động hiệu suất và bền bỉ. Đồng thời, sản phẩm không sẽ không phát sinh lỗi khác như: tốn kém điện, quần áo bị bẩn động cơ máy phát ra tiếng ồn ào gây khó chịu,...
Vừa rồi Eco-mart đã đưa ra 7 điều tuyệt đối cần tránh khi sử dụng máy sấy quần áo. Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp anh chị sử dụng máy sấy 1 cách an toàn và hiệu quả tại nhà. Mọi thông tin chi tiết anh chị có thể liên hệ hotline 02439656067 để được hỗ trợ .