8 nguyên nhân khiến quần áo bị co lại khi giặt bằng máy giặt sấy và cách khắc phục tại nhà !
Khi giặt quần áo bằng máy giặt,sau một thời gian sử dụng nhiều người thường gặp phải tình trạng quần áo bị co rút, nhất là quần áo được làm từ các loại sợi tự nhiên như len, cotton, lanh,... Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Các bạn hãy cùng Eco-Mart tìm hiểu nhé !
1. Nguyên nhân khiến quần áo bị co giãn
Có nhiều nguyên nhân khiến quần áo sau khi giặt bị co giãn, chúng ta có thể liệt kê các nguyên nhân chính như sau. :
- Việc giặt quần áo thường xuyên bằng phương pháp giặt máy với tốc độ vòng quay vắt lớn là nguyên nhân hàng đầu khiến quần áo bị co giãn.
- Tiếp theo là việc giặt quần áo với nhiệt độ cao, thì nhiệt độ khi giặt, sấy cũng là nguyên nhân làm cho sợi vải bị biến dạng co rút. Vải trên quần áo thường được cấu tạo từ các sợi polymer. Do đó, nhiệt độ không phù hợp khi giặt sấy sẽ làm phá vỡ các chuỗi polymer, làm cho quần áo co rút lại, nhăn nheo.
- Khi giặt quần áo mà không phân loại trước, quần áo rất dễ xoắn rối lại và nhăn nhúm dưới tốc độ quay vắt của lồng giặt. Khi đó, những chiếc áo quần làm từ chất liệu kém bền, mỏng sẽ bị xoắn vào các quần áo khác và nhăn nhúm co rút, biến dạng.
- Mỗi chu trình giặt thì tốc độ quay, vắt sẽ khác nhau, phù hợp với từng loại vải nhất định. Nếu bạn không chọn chu trình phù hợp với quần áo trong mẻ giặt, hiệu quả giặt cũng sẽ không cao và quần áo sẽ dễ bị nhăn, co rút và hỏng nhanh hơn.
- Chỉ đơn thuần giặt quần áo bằng bột giặt, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng vải bị co rút, nhăn, cứng (đối với một số loại vải).
- Tương tự như việc giặt quần áo với nước nóng ở nhiệt độ cao, sợi vải bị co rút lại, khiến đồ chật, nhăn nheo thì bạn không nên giặt sấy chúng ở chế độ sấy quá khô.
- Tình trạng quần áo bị nhăn một phần cũng xuất phát từ thói quen giặt đồ xong nhưng chưa phơi ngay mà cứ để trong lồng giặt. Lúc này, quần áo sẽ dễ hình thành nếp nhăn khó làm phẳng.
- Giặt quần áo bằng máy giặt lồng đứng, hoạt động theo cơ chế đĩa xoáy ở dưới, kết hợp với trọng lực cũng làm quần áo dễ bị nhăn, co rút lại hơn.
2. Cách khắc phục tình trạng quần áo bị co giãn sau khi giặt
- Chọn tốc độ vòng quay hợp lý với từng loại vải
Tùy vào các loại vải khác nhau mà bạn chọn tốc độ vắt cho phù hợp. Đối với quần áo có chất liệu cotton, quần áo thường, bạn có thể lựa chọn tốc độ quay cao từ khoảng trên 850 vòng/phút trở lên. Còn với những loại vải dễ nhăn, co rút như vải lụa, vải lanh thì chọn tốc độ quay vắt thấp vì khi quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn, làm chúng nhăn nhiều hơn, dễ bị rách hơn.
- Chọn nhiệt độ nước giặt đồ phù hợp
Việc sử dụng nước có nhiệt độ quá cao sẽ dễ khiến cho quần áo bị co rút lại, nhăn nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến việc chọn nhiệt độ giặt đồ phù hợp với từng chất liệu vải.
- Phân loại quần áo trước khi giặt
Trước khi cho vào máy giặt, bạn nên phân loại quần áo vì điều này giúp quần áo bớt nhăn sau khi giặt. Ví dụ, bạn giặt chung quần áo bằng chất liệu cotton, chất liệu vải Jeans chung với kaki,... Tuy nhiên, bạn không nên giặt chất liệu vải thun với Jeans vì chúng sẽ dễ xoắn vào nhau gây nhăn nhúm.
- Lựa chọn chương trình giặt phù hợp với tùng loại vải
Các loại máy giặt thông thường sẽ có các chế độ giặt khác nhau với các tốc độ quay, vắt phù hợp cho từng loại vải, giúp quần áo được bền lâu, mới lâu hơn.
- Giặt kết hợp bột giặt và nước xả để làm mềm sợi vải
Nước xả có tác dụng làm mềm sợi vải, giữ lại độ đàn hồi tự nhiên, cho quần áo được bền hơn, đẹp như mới. Hơn nữa, nước xả còn giúp quần áo mềm mại hơn, thơm lâu hơn.
- Không sấy quần áo bằng máy sấy quá khô
Tương tự như việc giặt quần áo với nước nóng ở nhiệt độ cao, việc sấy quần áo quá khô cũng khiến sợi vải bị co rút lại, nhăn nheo hơn. Cho nên, bên nên sấy để quần áo còn ẩm rồi sau đó đem đi phơi khô tự nhiên.
- Sau khi giặt quần áo xong nên phơi ngay
Sau khi giặt xong, bạn nên cho quần áo ra khỏi máy và phơi ngay để tránh quần áo bị mùi khó chịu và hình thành những nếp nhăn do để quá lâu trong lồng máy.
- Dùng máy giặt lồng ngang
Khi sử dụng máy giặt lồng ngang, quần áo sẽ không phải chịu tác động mạnh của lực ly tâm và trọng lực như dùng máy giặt lồng đứng, do đó sẽ ít bị xoắn rối và ít nhăn hơn.
Bên cạnh đó, máy giặt lồng ngang cũng thường được trang bị các tính năng như giặt hơi nước, giúp giảm thiểu các nếp nhăn trên áo hiệu quả hơn, bảo vệ sợi vải tốt hơn.
Như vậy, Eco-Mart đã cùng các bạn phân tích được các nguyên nhân trong quá trình giặt giũ hàng ngày khiến quần áo dễ bị nhăn nhúm, co rút , làm quần áo nhanh hỏng hơn, cũ hơn, và đưa ra được các biện pháp để tránh . Hi vọng các bạn sẽ áp dụng được cho gia đình mình để giúp quần áo luôn được tươi mới nhé !