Cách sử dụng và bảo quản chảo chống dính bền lâu, đúng cách
Chảo chống dính là dụng cụ nấu nướng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Sau thời gian sử dụng, lớp chống dính của chảo thường bị trầy xước, bong tróc, mất đi khả năng chống dính. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng và bảo quản chảo chống dính bền lâu, đúng cách.
1.Mẹo sử dụng chảo chống dính đúng cách, an toàn
Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
Đối với chảo chống dính khi mới mua về, bạn nên rửa qua một lần với nước rửa chén để làm sạch lớp bụi bẩn bám trên bề mặt chảo, sau đó đem hâm nóng chảo với một lượng cà phê vừa phải rồi rửa lại bằng nước cho sạch.
Cách làm này không chỉ giúp chảo được sạch sẽ mà còn khử mùi hôi khó chịu của lớp sơn chống dính cực kỳ hiệu quả.
Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng
Khi sử dụng chảo chống dính, bạn cần lưu ý nên đổ dầu vào chảo (đã được lau khô) trước sau đó mới đặt lên bếp. Không nên đợi chảo nóng rồi mới cho dầu vào vì sẽ làm bong lớp chống dính, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng chảo.
Bên cạnh đó, khi chiên xào với chảo chống dính bạn nên dùng ít dầu mỡ, hạn chế bớt lượng chất béo để bảo vệ sức khỏe cả nhà. Thậm chí bạn có thể chiên trứng hoặc nướng bánh mì trực tiếp trên chảo mà không cần dùng đến dầu, mỡ hay bơ.
Không sử dụng bình xịt nấu ăn
Bình xịt nấu ăn hiện nay trên thị trường thường được làm từ nhiều loại dầu, chất chống tạo bọt, chất đẩy và chất nhũ hóa. Sau thời gian sử dụng, chất nhũ hóa cùng nhiều chất phụ gia khác sẽ bị tích tụ lại thành cặn lên bề mặt chảo.
Lớp cặn này không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng chống dính của chảo mà còn gây hại cho sức khỏe người dùng và để làm sạch chúng cũng là điều rất khó. Do đó, để tạo hương vị cho món ăn, cần thiết bạn có thể quét một lớp bơ hoặc lớp dầu mỏng trước khi nấu nướng.
Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Để sử dụng chảo đúng cách và an toàn bạn cần lưu ý không nên để chảo ở nhiệt độ cao vì sẽ khiến chất chống dính bị phân hủy, gây độc hại đến sức khỏe người dùng. Vì vậy trong quá trình nấu nướng nên sử dụng chế độ lửa thấp hoặc trung bình và hạ nhiệt độ nếu chảo quá nóng hoặc bốc khói.
Sử dụng ở mức nhiệt độ trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho lớp chống dính không bị giảm tuổi thọ.
Không dùng chảo để nướng hoặc kho
Việc dùng chảo chống dính để chế biến các món như nướng hoặc kho sẽ khiến lớp chống dính của chảo bị kém đi, thậm chí là lớp chống dính này nhanh chóng bị hư hại và bong tróc do chịu nhiệt độ cao.
Do đó, bạn cần lưu ý vấn đề này để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chảo và độ an toàn của món ăn.
Không sử dụng chảo trong lò nướng
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất cho biết, chảo chống dính hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao.
Nếu nấu nướng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là sử dụng chảo trong lò nướng sẽ làm cho lớp chống dính của chảo bị bong tróc, thấm vào thức ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.
Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
Nêm nếm gia vị trực tiếp khi đang sử dụng chảo là một trong những sai lầm mà có không ít người nội trợ thường hay mắc phải. Việc nêm mắm, muối trực tiếp vào khi chảo đang nóng sẽ khiến lớp chống dính bị rỗ lên nhanh chóng, làm giảm khả năng chống dính và tuổi thọ của chảo.
Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng chảo để đựng hoặc lưu trữ thức ăn, việc bề mặt chảo tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian dài cũng có thể khiến lớp chống dính mau bong tróc hơn.
Không cọ xát kim loại vào lòng chảo
Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm để bảo vệ lớp chống dính chảo không bị bong tróc, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn cho món ăn.
Không đun chảo quá nóng trước khi đổ dầu
Đốt nóng chảo trong nhiệt độ cao khi không có dầu sẽ dễ làm bong lớp chống dính, làm giảm tuổi thọ của chảo đi rất nhiều. Do đó chúng ta chỉ nên đun nóng đến khi bề mặt chảo khô ráo thì có thể cho dầu vào.
Không đun chảo quá nóng trước khi đổ dầu
Sử dụng ít dầu, mỡ, bơ khi chiên, rán
Sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ làm gia tăng nhiệt độ nơi đáy chảo, cũng góp phần làm chảo dễ bị bong tróc hơn.
Ưu điểm của chảo chống dính chính là hạn chế được tối đa lượng dầu mỡ khi nấu ăn nên chúng ta chỉ cần sử dụng một ít là đã có thể hoàn thiện món ăn của mình.
Không chà xát mạnh tay khi vệ sinh
Chảo chống dính tương đối dễ dàng vệ sinh nên chúng ta chỉ cần sử dụng mặt mềm của miếng bọt biển nhẹ nhàng chà đi chà lại một chút, các mảng dính sẽ bị bật ra.
Chúng ta không nên sử dụng dụ cùng chà xát quá mạnh dễ dẫn đến tình trạng bong tróc lớp chống dính ở đáy chảo, gây hư hại và giảm tuổi thọ của chảo.
Sử dụng mặt mềm của miếng bọt biển nhẹ nhàng tẩy rửa bề mặt chảo
2.Cách vệ sinh chảo chống dính đúng cách
Vệ sinh khi chảo nguội
Để bảo vệ lớp chống dính hoạt động tốt hơn, bạn cần lưu ý sau khi sử dụng chảo nên để chảo nguội hẳn rồi mới vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngâm chảo quá lâu và cần phải vệ sinh ngay sau khi chảo nguội để tránh cặn thức ăn bám vào thời gian dài, khó vệ sinh.
Tuyệt đối không nên rửa chảo chống dính khi vừa mới nấu xong vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm chảo bị biến dạng và bề mặt chống dính bị bong tróc, hư hỏng.
Vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm
Việc sử dụng bàn chải hoặc miếng rửa chén kim loại để vệ sinh chảo chống dính sẽ tạo điều kiện cho lớp chống dính của chảo bị trầy xước, bong tróc và dễ dàng ngấm vào thực phẩm khi nấu nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên vệ sinh chảo bằng vải mềm hoặc miếng rửa chén mềm.
Không cho chảo vào máy rửa chén
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho chảo chống dính vào máy rửa chén để vệ sinh, bởi nhiệt độ cao cùng chất tẩy rửa mạnh của máy sẽ làm bong tróc lớp chống dính và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng của chảo.
Để dễ dàng loại bỏ dầu mỡ, mắm, muối và các vết bám của thức ăn một cách tốt nhất, bạn nên vệ sinh chảo bằng nước ấm, điều này không chỉ giúp chảo sạch hơn mà còn giúp khả năng chống dính của chảo hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Không nên để chảo chung với các dụng cụ cứng khác
Sau khi vệ sinh chảo, chúng ta nên treo lên hay để riêng chảo ở một góc, hạn chế để chung hoặc để chồng lên các dụng cụ cứng khác để tránh tình trạng dễ làm trầy xước bề mặt chảo, gây hư hại cho chảo.
3.Một số lưu ý bảo quản chảo chống dính
Không xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ
Xếp chồng chảo chống dính lên nhau là một trong những nguyên nhân làm cho lớp chống dính của chảo bị trầy xước, giảm khả năng chống dính khi nấu nướng.
Để bảo quản bề mặt chống dính được hoạt động hiệu quả, bạn không nên xếp chồng chảo khi không có lớp bảo vệ giữa các dụng cụ.
Cất chảo trên cao
Trang bị các giá treo trên cao riêng biệt cho chảo chống dính là một trong những cách tốt nhất để bảo quản chảo đúng chuẩn. Không nên treo các xoong nồi khác chồng lên chảo để tránh ảnh hưởng đến lớp chống dính của chảo.
Thay mới chảo khi cần thiết
Sau thời gian sử dụng, nếu thấy chảo chống dính bị xuống cấp, bề mặt chống dính bị bong tróc, hư hỏng. Tốt nhất, bạn nên cân nhắc mua chảo chống dính mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho gia đình.