CÁCH VỆ SINH MÁY HÚT BỤI TẠI NHÀ NHANH VÀ HIỆU QUẢ
1. Vì sao nên vệ sinh và bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà thường xuyên?
- Máy hút bụi hoạt động trơn tru, không có tiềng ồn to khi hoạt động: khi chất bẩn được dọn dẹp khỏi máy thì chắc chắn máy sẽ làm việc êm hơn.
- Hút bụi hiệu quả hơn: máy sẽ không bị dừng giữa chừng, vì thế bạn việc hút bụi sẽ nhanh hơn, sạch hơn và tiết kiệm điện hơn.
2. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
- Nước và hóa chất tẩy rửa loại nhẹ: để tránh bào mòn hay gây hư hại bề mặt máy và các bộ phận máy hút bụi.
- Bàn chải
- Khăn mềm
- Găng tay cao su
- Kéo sắc
- Túi rác
3. Các bước tiến hành bảo dưỡng máy hút bụi
Bước 1: Kiểm tra lớp vỏ ngoài
- Kiểm tra bề mặt máy và các kẽ hở, lau sạch bụi bẩn bám vào.
- Kiểm tra phích cắm điện đảm bảo nó còn chắc chắn và an toàn.
- Kiểm tra dây dẫn xem nó có bị bong tróc hay hở, đứt hay không. Dùng khăn lau sạch và chú ý không để vật nặng đè lên hay để dây bị ẩm ướt khi sử dụng và bảo quản máy hút bụi.
- Nếu dây dẫn hay phích cắm có biểu hiện của hư hỏng hay tổn hại, bạn nên thay mới để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, cho cả bạn và máy hút bụi.
Bước 2: Xem xét túi lọc hay bộ lọc
Một số máy hút bụi sử dụng túi lọc bụi làm bằng vải, số khác sử dụng bộ lọc HEPA hay các loại bộ lọc tiêu chuẩn.
- Nên kiểm tra bộ lọc hay túi lọc xem có nhiều bụi không và còn hoạt động tốt hay cần thay mới/giặt sạch.
- Gỡ sạch tóc, lông vật nuôi, giấy vụn, bụi đất… bám vào bộ lọc của máy hút bụi.
- Vệ sinh bộ lọc bằng nước xà phòng, chất tẩy rửa loại nhẹ, phơi khô rồi lắp vào máy. (Lưu ý: bạn nên vệ sinh thường xuyên bộ phận này tối thiểu 1 tuần1 lần để máy hoạt động hiệu quả nhất).
Bước 3: Làm sạch bàn chải cuộn
Làm sạch tóc, lông vật nuôi hay mảnh vụn bám vào bàn chải cuộn để bàn chải quay trơn tru.
- Bạn có thể dùng kéo nhọn để lấy sạch các chất bẩn trên bàn chải dễ dàng hơn, chú ý làm sạch cả chỗ vòng bi và khu vực xung quanh.
- Sau khi vệ sinh hãy quay bàn chải xem nó có hoạt động nhịp nhàng hay không, có tiếng rít hay tiếng ken két của vòng bi không. Nếu cần thiết thì nên thay thế vòng bi mới.
Bước 4: Kiểm tra túi bụi hay thùng chứa bụi
- Không nên để chúng đầy bụi để tránh gây rách túi hay bụi lấp đường gió, giảm lực hút của máy và tiêu tốn nhiều điện năng hơn khi hoạt động.
- Máy hút bụi dùng túi chứa bụi cần thay thường xuyên, tránh để đầy, rách, hở ra ngoài.
- Máy dùng bộ lọc thì nên thay mới bộ lọc sau 6 – 12 tháng sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc, mùi hôi trong máy gây khó chịu và khả năng sinh bệnh.
Bước 5: Kiểm tra ống hút
Thường xuyên kiểm tra ống hút xem có vật cản nào làm bít đường thông gió không.
- Định kỳ kiểm tra để đảm bảo ống hút không có bất kỳ vết nứt nào làm giảm lực hút và tổn hại máy, hao phí điện năng.
- Lưu ý không dùng ống hút để di chuyển máy hút bụi khi sử dụng.
4. Lưu ý khi bảo dưỡng, vệ sinh máy hút bụi
- Bạn cần chắc chắn máy hút bụi đã được ngắt khỏi nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng để tránh các nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với thiết bị sử dụng điện này.
- Và nên đeo găng tay cao su trước khi bạn bắt đầu bảo dưỡng sẽ tránh được nguy cơ tĩnh điện ngay cả khi đã rút phích cắm, cũng như giữ cho bàn tay sạch khỏi bụi bẩn và dầu máy.