Siêu thị Điện máy Eco-Mart

Có nên sử dụng nồi nấu chậm. Cách sử dụng nồi,. Năm 2023

Thứ Tư, 11/10/2023
Bích Hạnh

Có nên mua nồi nấu chậm không? Nồi nấu chậm là gì? Nấu chậm có tiện ích thật không? Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh nồi nấu chậm, vậy bạn hãy cùng điện máy Eco-mart tìm hiểu nồi nấu chậm nhé.

Tìm kiếm nhanh:

1- Nồi nấu chậm là gì?

2- Cấu tạo của nồi nấu chậm

3- Nguyên lý hoạt động của nồi nấu chậm

4- Các công dụng của nồi nấu chậm

5- Đánh giá nồi nấu chậm 

6- Cách sử dụng nồi nấu chậm

1- Nồi nấu chậm là gì?

- Nồi nấu chậm là nồi dùng để nấu chín, hầm thức ăn trong 1 khoảng thời gian dài ở nhiệt độ thấp.

- Sản phẩm này được nhiều người yêu thích vì nấu được các món kho, cháo, chè,... cần nhiệt độ thấp thời gian dài, và đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ, hoặc người giá

2- Cấu tạo của nồi nấu chậm 

- Nồi gồm các bộ sau:

  • Mâm nhiệt đặt dưới đáy nồi.
  • Lòng nồi bằng sứ.
  • Nắp vung rời thủy tinh chịu được va đập.
  • Vỏ nồi làm bằng chất liệu thép không gỉ cao cấp.

3- Nguyên lý hoạt động của nồi nấu chậm

- Vỏ nồi có chứa năng chứa các cuộn dây làm nóng công suất thấp, thành phần chịu trách nhiệm nấu chín thức ăn. Lòng nồi bên trong, thường được làm bằng gốm tráng men và nằm gọn bên trong bộ phận gia nhiệt bằng kim loại

- Nồi nấu chậm hoạt động dựa vào công suất và thời gian. Mâm nhiệt được làm nóng lên và truyền nhiệt lên đáy xung quanh lòng nồi. Sức nóng gián tiếp này làm ấm nồi từ 75 đến 1135 độ C. Phương pháp truyền nhiệt này đun liu riu các thành phần bên trong nồi ở nhiệt độ thấp trong vài giờ, cho đến khi thực phẩm chín kỹ.

- Sự tụ hơi nước trong quá trình nấu tạo ra một lớp nhiệt giữa nắp và lòng nồi, giúp tăng thêm độ ẩm cho thực phẩm đồng thời giúp ích cho quá trình nấu chín thức ăn

4- Các công dụng của nồi nấu chậm

1-  Dinh dưỡng trong món ăn được bảo toàn: Thức ăn được nấu trong nồi nấu chậm thường được duy trì ở nhiệt độ thấp 75 – 135 độ C trong thời gian dài nên các vitamin sẽ không bị phân huỷ hay phản ứng hoá học với các chất khác. Do đó, hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn được bảo toàn gần như là nguyên vẹn.

2- Món ăn không bị vỡ nát: Thông thường các loại củ như khoai tây, cà rốt sẽ có thời gian nấu lâu hơn thịt. Nếu sử dụng theo các nấu thông thường, việc cho rau củ vào trước và hầm ở nhiệt độ cao sẽ có khả năng làm cho chúng nhừ ra và bị vỡ. Nhưng khi sử dụng nồi nấu chậm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Bên cạnh đó, khi sử dụng nồi nấu chậm bạn sẽ không sợ bị cháy thức ăn, đảm bảo thức ăn vừa chín tới cũng như giữ trọn vẹn hương vị vốn có của thực phẩm, phù hợp cho việc nấu cháo cho trẻ nhỏ.

3- Tiết kiệm điện, chi phí, thời gian: Sử dụng nồi nấu chậm cũng không tiêu tốn quá nhiều điện năng, trên thực tế, công suất khi sử dụng nồi nấu chậm thường giao động từ 100W đến 150W tùy theo dung tích của nồi. Hơn thế nữa, nồi nấu chậm chỉ sử dụng điện nhiều lúc nấu chín. Còn khi chuyển sang chế độ hâm nóng thì lượng điện tiêu hao rất thấp vì cấu tạo của nồi bằng gốm sứ cao cấp nên khả năng giữ nhiệt rất tốt. Nấu ăn với nồi nấu chậm bạn chỉ cần cho nguyên liệu đã được bạn tẩm ướp vào nồi, chọn chế độ thich hợp là đã xong. Khi nấu bạn hoàn toàn yên tâm không sợ lo bị trào, không cần phải canh chừng, không lo bị cháy nên sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.

5- Đánh giá nồi nấu chậm 

- Ưu điểm: 

+ Giữ được trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm khi nấu, không bị mất chất dinh dưỡng.

+ Nồi được làm từ những chất liệu cao cấp, an toàn khi dùng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Nồi có nhiều chế độ nấu giúp đáp ứng các nhu cầu của người dùng. Bao gồm các chế độ như: nấu nhanh 2-3 giờ, nấu chậm 4-6 giờ, giữ ấm từ 8-12 giờ

+ Đây là loại nồi thích hợp dùng để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, ngoài nấu cháo nồi còn có thể dùng để hầm xương, nấu các món kho, chưng yến,…

+ Khả năng tiết kiệm điện tốt khi nồi thất thoát ít nhiệt, giữ nhiệt tốt.

- Nhược điểm: 

+ Nồi chỉ sử dụng phù hợp cho việc ninh hầm nhiệt độ thấp và cần thời gian lâu như:nấu cháo, nấu các món kho, món hầm như kho cá, kho thịt,…

+ Thời gian nấu của nồi khá là chậm, mất thời gian nên nếu muốn nấu nhanh chóng thì đây không phải là sự lựa chọn phù hợp.

6- Cách sử dụng nồi nấu chậm

- Kiểm tra nồi xem có đủ nhiệt để làm chín thực phẩm hay không: hãy đổ nước từ một nửa đến hai phần ba lòng nồi, đậy nắp và nấu ở chế độ thấp trong tám giờ. Sau đó, sử dụng nhiệt kế thực phẩm để theo dõi nhiệt độ nước trước khi nguội. Nếu nhiệt độ từ 85 độ C trở lên, nồi nấu chậm đã ở mức an toàn để sử dụng. Nếu nhiệt độ thấp hơn, rất có thể bộ phận làm nóng không hoạt động đủ tốt để nấu chín kỹ thức ăn.

Không xếp đồ ăn quá đầy trong lòng nồi nấu chậm, nhất là không được vượt quá hai phần ba lòng nồi để tránh thức ăn trào ra ngoài trong quá trình nấu nướng và thức ăn khi nấu sẽ không được thơm ngon do không thể chín đều. 

- Khi sử dụng nồi nấu chậm cần luôn đậy nắp trong suốt quá trình nấu để duy trì điều kiện nấu nướng lý tưởng. Cần thường xuyên kiểm tra nồi để đảm bảo bộ phận làm nóng chính xác và có thể nấu thức ăn ở nhiệt độ phù hợp. Nếu nấu ở nhiệt độ quá thấp khoảng 60 độ C thì phải nấu ít nhất 4 tiếng để tránh vi khuẩn vẫn tồn tại trong đồ ăn.

 Qua bài trên, bạn đã biết được công dụng của nồi nấu chậm, nồi giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc mà vẫn cho ra những món ăn ngon và bổ dưỡng.

Viết bình luận của bạn

Tin tức nổi bật

Tags