Hướng dẫn không gian lắp đặt và sử dụng tủ đông đúng cách tốt nhất
Nếu đang có ý định chọn mua tủ đông thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến vị trí lắp đặt và cách sử dụng tủ sao cho chính xác, để bảo quản tủ được lâu bền. Hãy cùng Eco-mart tham khảo một số cách hướng dẫn không gian lắp đặt tủ đông và sử dụng tủ nhé!
-
Không nên đặt tủ ở gần các đồ dùng thiết bị phát ra nhiệt lớn như bếp điện, bếp ga,... ít nhất 20 cm. Nếu không đủ diện tích, bạn hãy dùng một lớp cách nhiệt ngăn cách ở giữa.
-
Các bề mặt của tủ phải luôn được giữ khoảng cách với tường hoặc các vật dụng khác từ 10 - 15 cm, để đảm bảo tủ luôn được thông thoáng. Chú ý lắp đặt vị trí mà phía trên tủ phải có đủ khoảng trống để mở được nắp tủ.
-
Lựa chọn những nơi khô ráo, thoáng mát để đặt tủ. Tránh các vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoặc ở gần các vật dụng phát điện cao như lò nướng, máy nóng lạnh,...
-
Đặt tủ ở các mặt sàn cứng và bằng phẳng.
Đặt tủ ở những vị trí có mặt sàn cứng và bằng phẳng
Khi mới mua tủ đông về, do trải qua quá trình vận chuyển khá dài nên tủ cần có thời gian “nghỉ ngơi". Do đó, bạn không nên cắm điện sử dụng ngay, mà cần lưu ý các điều sau:
-
Không cắm điện ngay khi tủ mới được vận chuyển về, bạn nên để nguyên trong vòng 2 tiếng để tủ ổn định khí gas và tránh vấn đề sốc điện.
-
Sau 2 tiếng, bạn có thể cắm điện vào. Lưu ý nên để tủ hoạt động ở công suất nhỏ nhất trong khoảng 4 - 8 tiếng, nhằm giúp tủ quen với hoạt động làm việc, tránh hư hỏng.
-
Trong vòng từ 4 - 8 tiếng, bạn không được bỏ bất kỳ thực phẩm nào vào tủ. Vì tủ đông mới sẽ còn mùi nhựa, nếu để thực phẩm vô quá sớm sẽ khiến thực phẩm bị ám mùi.
-
Trong lúc tủ không chứa thực phẩm, cứ mỗi 2 tiếng bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút, để mùi nhựa trong tủ bay bớt theo hơi lạnh ra ngoài.
-
Sau khi hết 4 - 8 tiếng, bạn có thể vệ sinh bên trong và cả bên ngoài tủ, rồi cho thực phẩm vào và bảo quản bình thường.
Không được cắm điện sử dụng tủ ngay mà nên đợi sau 2 tiếng để tránh tình trạng sốc điện
-
Không nên chất quá nhiều thực phẩm bên trong tủ, vì hơi lạnh không thể lan tỏa đều khắp không gian tủ, từ đó dẫn đến hiệu quả làm lạnh kém và làm đông không đồng đều.
-
Không nên mở cửa tủ quá lâu và thường xuyên, đặc biệt là khi trời nóng, ẩm vì như vậy sẽ làm hơi lạnh trong tủ bị thoát ra và làm lãng phí nhiều năng lượng.
-
Khi sử dụng được một thời gian, tủ sẽ bị đóng tuyết. Vậy nên khi lớp tuyến dày khoảng 3-5 mm thì nên tiến hành rã đông để phục hồi khả năng làm mát cho tủ.
-
Khi bảo quản thực phẩm nên bọc ngoài túi nilon để tránh bị ám mùi, hạn chế tình trạng thực phẩm bị dính vào tủ. Nếu thực phẩm bị dính chặt vào tủ, bạn nên đợi rã đông và không được thổi hơi nóng (máy sấy) hay lấy các vật nhọn để tách ra.
-
Để hạn chế vấn đề bị giật nếu tủ bị rò điện, bạn nên cắm 1 thanh sắt xuống sâu dưới đất ít nhất 10 cm, sau đó dùng dây điện nối với vỏ của các thiết bị điện rồi nối vào thanh sắt.
-
Nên thường kiểm tra lỗ thoát nước của tủ có bị đông tuyết, hay bị chặn với các vật dụng khác không để kịp thời xử lý và bảo quản.
-
Cắm đúng nguồn điện với đúng công suất bên trong tủ. Khi vệ sinh, bạn phải nhớ rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn.
Mở tủ quá lâu và thường xuyên sẽ khiến hơi lạnh thoát ra ngoài gây lãng phí điện năng