9 nguyên nhân làm cho máy giặt có mùi khét, và cách khắc phục tại nhà năm 2023
Trong quá trình sử dụng máy giặt hàng ngày tại nhà, đôi khi đột nhiên bạn phát hiện ra máy có mùi khét lạ,thậm chí là máy không hoạt động được nữa, mà chưa hiểu nguyên nhân vì sao, có ảnh hưởng đến vận hành của máy không, vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé !
Máy giặt có mùi khét
Máy giặt có mùi khét có thể là do quần áo bạn giặt quá nhiều cùng lúc, làm trục xoay lồng giặt bị mắc kẹt, không hoạt động, rung lắc và hỏng buồng quay dẫn đến chập cháy nguồn điện. Các linh kiện ma sát nhiều khi máy phải hoạt động liên tục dẫn đến nhiệt độ cao và tỏa ra mùi khét.
Vậy, cách để không có hiện tượng máy giặt có mùi khét, bạn nên bỏ số lượng quần áo vừa đúng với khối lượng giặt quy định và giãn cách thời gian giặt nếu cần giặt nhiều lần. Còn khi máy giặt có mùi khét không liên quan đến 2 lỗi này thì có thể là do lỗi về điện, bạn nên ngắt nguồn điện và liên hệ ngay thợ sửa chữa nếu bạn không có chuyên môn.
Các nguyên nhân và cách khắc phục khi máy giặt có mùi khét
1. Cầu chì
Trên máy giặt mô tơ thường được trang bị cầu chì và động cơ. Khi cầu chì bị chập chờn hoặc bị cháy do điện áp không ổn định sẽ làm mô tơ thiết bị nhanh bị nóng. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể gây chập cháy gây hỏng hóc nặng cho thiết bị và ảnh hưởng nguy hiểm đến con người.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Kiểm tra động cơ gắn với cầu chì có bị cháy không, hoạt động có ổn định không.
Bước 2: Nếu cầu chì bị cháy và máy giặt hoạt động không ổn định thì bạn nên thay cầu chì mới để đảm bảo mọi thứ an toàn và máy vận hành tốt hơn.
Bước 3: Bạn có thể lắp thêm ổn áp để bảo vệ máy giặt hạn chế cháy cầu chì và bảo vệ những thiết bị điện khác trong gia đình.
2. Động cơ Puli giảm tốc
Động cơ Puli giảm tốc được sản xuất từ hợp kim hoặc kim loại, có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ. Nếu động cơ Puli bị hoen gỉ và mài mòn thì sẽ tạo ra lực ma sát lớn khiến máy giặt xuất hiện tình trạng quá nhiệt,tạo ra mùi khét giữa dây truyền động và dây dẫn được nối liền.
Biện pháp khắc phục: Bạn nên kiểm động cơ Puli giảm tốc, đai truyền động và dây dẫn nối liền với động cơ. Nếu thấy chúng bị mài mòn và oxy hóa thì nên thay thế mới để khắc phục lỗi mùi khét và máy hoạt động êm ái hơn.
3. Nguồn điện lỗi
Nguồn điện là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho máy giặt nhà bạn xuất hiện mùi khét và có khói thoát ra ngoài. Có thể là do dây điện bị đứt sẽ sinh ra hồ quang điện khiến lớp cách nhiệt của dây điện quá tải nhiệt gây cháy.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Kiểm tra và xác định dây điện trong máy giặt có bị hỏng, đứt hay không.
Bước 2: Nếu dây điện bị đứt thì hãy đấu nối lại. Còn dây điện đã quá cũ hoặc bạn muốn đảm bảo toàn tối ưu trong quá trình sử dụng cũng như để máy hoạt động hiệu quả thì nên thay dây điện mới.
4. Động cơ của máy giặt
Máy giặt sử dụng lâu ngày không được vệ sinh, động cơ không được bảo dưỡng thường xuyên thì có thể bị dính nước, bụi bẩn, hoặc có các loại động vật, côn trùng làm tổ trong đường ống dẫn. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn, chắn lỗ thoát khí làm giảm khả năng tỏa nhiệt của máy giặt. dẫn đến nhiệt độ của động cơ máy sẽ cao hơn bình thường khi hoạt động. Nếu nhiệt độ quá cao thì sẽ làm mô tơ bị cháy tạo ra mùi khét khó chịu.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Bạn tiến hành việc kiểm tra mô tơ của máy giặt. Nếu động cơ bám nhiều bụi bẩn và động vật vào làm tổ thì bạn nên vệ sinh chúng sạch sẽ.
Bước 2: Nếu mô tơ bị cháy thì cần thay motor mới đúng đời máy.
5. Bộ phận chuyển nhiệt
Bộ phận chuyển nhiệt là công tắc nhỏ của máy giặt có khả năng tự ngắt điện khi động cơ quá nóng hoặc xảy ra trục trặc khi sử dụng. Máy giặt có mùi cháy khét có thể nhiệt độ motor quá cao vì thời gian giặt lâu hoặc quá tải nhưng máy không thể tự ngắt điện do bộ chuyển nhiệt bị hỏng.
Biện pháp khắc phục: Bạn cần kiểm tra bộ chuyển nhiệt có đang hoạt động ổn định không. Nếu bộ chuyển nhiệt bị hỏng, gặp sự cố thì cần thay thế bộ chuyển nhiệt mới.
6. Bộ phận nối ly hợp
Bộ phận nối ly hợp sau một thời gian sử dụng có thể bị bám bẩn, mài mòn làm tốc độ quay của lồng giặt chậm hơn và tạo ra tiếng kêu lớn khi hoạt động. Sau chường trình giặt, quần áo không được vắt khô hoàn toàn và dễ xuất hiện mùi cháy khét.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra bộ phận nối ly hợp, nếu chúng đã bị mài mòn, hư hỏng thì bạn cần thay mới.
7. Dây curoa
Dây curoa là dây đai lắp theo hình chữ V nối từ động cơ truyền động trục của bơm xả nhằm thực hiện việc bơm xả nước cho máy giặt. Nếu bạn ngửi thấy mùi cháy cao su từ bên trong máy giặt thì có thể dây curoa của bơm xả bị cháy do mài mòn, hoạt động quá tải và chịu lực ma sát cao.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Kiểm tra dây curoa có bị hư hỏng, mài mòn nhiều không. Nếu có thì bạn cần thay mới.
Bước 2: Bạn ngửi thấy mùi cháy cao su từ máy giặt thì cần kiểm tra dây curoa xem chúng có bị hỏng và thay dây curoa mới.
8. Bơm xả nước
Trước khi bắt đầu quá trình vắt, bơm xả nước có chức năng lấy nước từ lồng giặt ra ngoài. Khi bơm xả bị bám bẩn, kẹt dị vật hoặc quá cũ thì sẽ phát ra tiếng kêu khi vận hành. Hiện tượng này kéo dài lâu ngày dễ gây chập cháy mạch điện và tỏa ra mùi khét.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Bạn tháo các ống nối bên trong máy bơm ra ngoài.
Bước 2: Bạn kiểm tra sức đẩy của máy bơm để xác định nguyên nhân gây hư hỏng và tiến hành sửa chữa. Nếu bơm xả bị hư hỏng nặng thì cần thay thế mới.
9. Khớp nối của động cơ dẫn động
Máy giặt khớp nối động cơ truyền động trực tiếp dễ xuất hiện mùi khét hơn máy giặt trang bị khớp nối dây curoa. Để truyền được công suất từ động cơ sang hộp số cần phải có các khớp nối cao su với mục đích ngăn chặn sự cố gãy trục. Vì thế, khi hộp số bị trượt khỏi vị trí thì dễ cháy phần khớp nối từ đó máy giặt xuất hiện mùi khét.
Biện pháp khắc phục:
Bước 1: Kiểm tra khớp nối của động cơ dẫn động có bị cháy khiến máy giặt có mùi khét không. Nếu có thì bạn cần thay thế khớp nối động cơ mới.
Bước 2: Bạn kiểm tra và tìm kiếm trục trặc ở phần hộp số để tiến hành sửa chữa, điều chỉnh, ngăn việc cháy khớp nối bị lặp lại.