Trẻ nằm quạt đúng cách không, các mẹ nên tham khảo.
Chắc hẳn quạt điện đã là thiết bị quá quen thuộc với người tiêu dùng. Với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc sử dụng quạt điện là phải hết sức cẩn thận. Cùng ECO-MART xem ngay bài viết hướng dẫn cho trẻ nằm quạt đúng cách, các mẹ không nên bỏ qua nhé!
1.Tác hại khi sử dụng quạt điện không đúng cách với trẻ nhỏ
Gây bệnh về đường hô hấp
Đường hô hấp của trẻ em thường rất yếu so với người lớn. Nếu bạn để quạt gần chỗ bé nằm, chỗ chơi với mức độ gió mạnh nhất hay để quạt đứng một chỗ cho luồn gió trực tiếp thổi vào người bé thì việc gây bệnh đường hô hấp như ho, đau họng,... rất dễ xảy ra.
Những quạt dùng lâu ngày thường hay bám bụi ở cánh và lồng quạt, khi quạt quay thì trẻ nhỏ sẽ bị hít bụi và vi khuẩn, gây nên triệu chứng hắc xì, sổ mũi.
Trẻ dễ cho tay vào cánh quạt
Trẻ em còn nhỏ thường hiếu kì, năng động và rất tò mò. Khi bạn để quạt ở tầm với của trẻ, hay có khi đặt trên giường, việc làm này rất dễ gây tai nạn cho trẻ như đứt tay hay nặng là gãy tay do trẻ đưa ngón tay vào cánh quạt lúc quay. Trường hợp xấu sẽ xảy ra giật điện khi trẻ đụng vào dây điện hở.
2.Những sai lầm khi dùng quạt cho trẻ
Chọn loại quạt công suất lớn
Những loại quạt có công suất lớn giúp làm mát nhanh chóng, nhưng các mẹ không nên sử dụng quạt có công suất quá lớn để quạt cho trẻ. Với công suất lớn, khiến cho quạt thổi mạnh làm cơ thể bé không thể thích nghi kịp vì cơ thể của trẻ nhỏ còn khá yếu, dễ sinh ra các bệnh như ốm, sốt, ho.
Đặc biệt là khi bé bị cảm, sốt, bố mẹ cũng không nên cho bé ngủ quạt quá mạnh. Để đảm bảo an toàn lâu dài cho sức khỏe của bé, tốt nhất bạn nên sử dụng quạt có luồng gió mát nhẹ, thoang thoảng, giúp bé không bị ốm và ngủ yên giấc, ngon hơn.
Bật quạt số to nhất để làm mát nhanh
Một trong những sai lầm lớn nhất mà bố mẹ không để ý khi sử dụng quạt cho trẻ là bật quạt số to nhất để làm mát nhanh chóng, đặc biệt là vào ngày hè hay những ngày nắng nóng.
Việc này rất có hại đến sức khỏe của trẻ, vì quạt sẽ thổi trực tiếp vào mặt và người của bé, khiến bé cảm thấy khó thở. Đồng thời, nó còn làm tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, khiến trẻ dễ đau đầu, cảm lạnh.
Cho quạt thốc thẳng, mạnh khi người trẻ đang đổ mồ hôi
Trẻ em thường xuyên có thói quen sau khi vui chơi, đổ nhiều mồ hôi thì sẽ chạy ngay ngồi trước quạt điện và bật số mạnh nhất để làm mát nhanh. Thế nên, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề này và nhắc nhớ bé không nên có thói quen như vậy.
Khi các bé vận động, mồ hôi đổ nhiều và các các mạch máu cũng giãn nở, nếu bật quạt ngay lập tức, sẽ làm quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ, mạch máu co lại đột ngột rất nguy hiểm.
Để quạt thổi liên tục suốt đêm
Để quạt thổi liên tục suốt đêm là thói quen thường gặp ở nhiều gia đình, không có quạt thì bé sẽ cảm thấy nóng nực và khó ngủ. Thế nên, bố mẹ hãy bật quạt cho bé vào lúc trước khi ngủ, nhưng đến giữa đêm hãy tắt quạt để trẻ không dễ bị lạnh và ốm.
Nếu thời tiết ngày đó oi bức và nóng nực, thì bạn hãy bật chế độ nhỏ vào ban đêm để đảm bảo an toàn. Trên thị trường có nhiều loại quạt, bạn có thể chọn mua quạt có chế độ hẹn giờ để không phải thức dậy lúc giữa đêm. Khi bé ngủ, mẹ không nên để quạt thổi vào đầu hay thẳng vào người, nên cho bé nằm hơi chéo so với quạt.
3.Cách sử quạt điện an toàn cho trẻ nhỏ
Hạn chế gió thổi trực tiếp vào trẻ trong thời gian dài
- Để hạn chế gió quạt gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, bạn có thể sử dụng tấm lưới chắn để giảm sức gió. Nếu dùng quạt khi trẻ ngủ thì bạn nên đắp tấm chăn hoặc khăn mỏng giúp trẻ giữ ấm cơ thể.
- Đối với trẻ em bị suy nhược cơ thể thì nên hạn chế dùng quạt điện, tốt nhất là dùng quạt treo tường, quạt trần và có thể để quạt thổi lệch sang phía khác, tránh thổi thẳng vào người bé.
- Khi trẻ ngủ thì cần bật chế độ hẹn giờ cho quạt, như vậy trẻ sẽ vừa ngủ ngon giấc mà vẫn được giữ an toàn tuyệt đối, hạn chế tình trạng bố mẹ quên không tắt quạt để bé nằm quạt quá lâu.
Để bé nằm cùng hướng thổi của quạt
Trong khi ngủ, mẹ hãy cho bé nằm cùng hướng thổi của quạt, hướng ra cửa, không để gió thổi thẳng vào đầu, mặt hay người của bé vì sẽ khiến bé cảm thấy khó hở khi về đêm. Nếu nhà bạn có cửa sổ, thì hãy để quạt hướng ra ngoài để gió có thể lưu thông tốt, không gian trong phòng khô thoáng hơn.
Ngoài ra, phụ huynh tuyệt đối không nên để quạt thổi một chỗ cố định trên người bé mà phải để ở chế độ xoay nhằm đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ.
Điều chỉnh tốc độ vừa phải
Nhiều người khi sử dụng quạt thường có thói quen bật số cao để làm mát nhanh chóng, nhưng đó làm một sai lầm khá lớn, nhất là đối với các bé nhỏ. Bố mẹ chỉ nên điều chỉnh quạt ở tốc độ vừa phải, không nên bật số cao.
Tốt nhất là chỉ nên để tốc độ gió ở mức khoảng 0.2 - 0.5m/s, tối đa không quá 3m/s. Nếu phòng thông thoáng, có cửa sổ thì chỉ nên để quạt số nhẹ.
Không dùng quạt khi trẻ ra mồ hôi nhiều
Khi bé ra nhiều mồ hôi sau khi vui chơi, bố mẹ tuyệt đối không được bật quạt thổi trực tiếp vào người con mình, nhất là vào ngày hè nóng nực. Lúc này, mẹ cần lấy khăn khô lau sạch mồ hôi cho con rồi cho con ngồi nghỉ ngơi khoảng 10 phút, tiếp theo hãy để quạt số nhẹ và ngồi xa.
Vệ sinh quạt thường xuyên
Khi thấy quạt bị bám ít bụi thì bạn nên vệ sinh, lau sạch bụi bẩn, nhằm hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh về đường hô hấp của trẻ em. Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra quạt điện, tra dầu, nhất là quạt bàn, quạt cây.
Để xa tầm với của trẻ
Bạn phải đặt quạt một khoảng xa so với chỗ trẻ đang chơi hoặc đang ngủ và canh chừng trẻ thường xuyên, tránh tình trạng trẻ tò mò cho tay vào cánh quạt lúc quạt đang hoạt động.
Khi chọn mua quạt, đặc biệt là quạt để trên giường ngủ cho bé nên chọn loại lồng quạt đan khít, tốt nhất là nên chọn loại quạt hộp bởi có thêm 1 lớp lồng xoay bảo vệ bên ngoài, an toàn tuyệt đối.
Không nên sử dụng quạt hơi nước, quạt phun sương cho trẻ sơ sinh
Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của các trẻ nhỏ, bố mẹ chỉ nên sử dụng quạt điện, bật ở chế độ nhẹ và để quạt xoay đều. Phụ huynh không nên sử dụng quạt hơi nước hay quạt phun sương cho trẻ em, nhất là đối với các bé sơ sinh.
Gia đình có sử dụng quạt phun sương, quạt hơi nước thì nên để quạt xa các bé và quạt hoạt động ở chế độ nhỏ nhất, vì hơi nước và làn sương rất dễ làm bé bị cảm cúm, sốt, ho,... đồng thời là điều kiện để vi khuẩn, ẩm mốc cũng phát triển, nhất là vào những ngày mưa, ẩm ướt.