Siêu thị Điện máy Eco-Mart

Những thực phẩm không nên chế biến bằng nồi nấu chậm

Thứ Sáu, 22/09/2023
Phương Lee

Nồi nấu chậm (nồi hầm) giúp làm chín thực phẩm với cách nấu tiện lợi - không tốn nhiều công sức mà vẫn đảm bảo giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tối ưu. Cùng tìm hiểu loại thực phẩm không nên chế biến bằng nồi nấu chậm (nồi hầm) như thế nào nhé!

1. Thịt cá

Bạn nên tránh dùng nồi nấu chậm để nấu cá, đây là cách nấu ăn không được khuyến khích!

Đầu bếp Clare Langan trên tập chí New York Times đã chia sẻ rằng: "Dùng nồi nấu chậm là một ý kiến hay cho những món om hoặc những món ăn có chứa một ít chất lỏng khi nấu trong nồi. Cá và thịt gia cầm (thịt trắng) sẽ có thể bị mất đi một lượng protein đáng kể khi nấu trong nồi nấu chậm. Thay vào đó, đối với những thực phẩm này, bạn nên chế biến bằng chảo hoặc dùng lò nướng là tốt nhất".

Thịt cá

2. Ức gà

Tương tự với thịt cá, bạn cũng không nên nấu ức gà trong nồi nấu chậm. Vì phần ức gà chỉ toàn là thịt và chứa rất ít mỡ, nên khi nấu trong nồi hầm, phần thịt ức gà sẽ nhanh chóng bị khô và mang lại cảm giác ăn không ngon.

Thay vào đó, bạn có thể dùng nồi nấu chậm để hầm xương gà, thì rất tuyệt vời!

Ức gà

3. Rau xanh

Đừng bao giờ nghĩ việc dùng nồi nấu chậm có thể hầm các loại rau xanh nhé! Điều này sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong rau xanh, nhất là hàm lượng vitamin đáng kể. Bình thường, khi chế biến rau xanh bằng nồi hoặc chảo ở nhiệt độ thấp thì màu sắc tươi của chúng có thể bị biến đổi do thời lượng chế biến lâu.

Vì thế, nếu sử dụng nồi nấu chậm để hầm các loại rau xanh cùng với thịt, thì dễ làm mất đi chất dinh dưỡng và màu sắc của chúng. Thay vào đó, bạn hãy cho rau xanh vào vài phút sau trước khi món ăn được hoàn thành.

Ví dụ: bạn nấu món thịt bò có hầm chung với đậu Hà Lan, đậu xanh hoặc măng tây, thì hãy thêm các rau quả hạt này 10 phút cuối trước khi món ăn được nấu chín, để bảo vệ màu sắc tươi và hàm lượng chất dinh dưỡng.

Rau xanh

4. Phô mai

Phô mai cũng như các sản phẩm làm từ sữa, không nên nấu trong nồi nấu chậm. Vì nấu phô mai ở nhiệt độ quá lâu trong nồi hầm sẽ làm phá vỡ đi phân tử của lớp váng sữa và khiến cho phô mai dễ bị vón cục. Thậm chí, kết quả của món ăn có nấu phô mai, là chúng có thể biến thành dầu mỡ và có vị không ngon.

Thay vào đó, hãy khuấy phô mai và cho phô mài vào nồi nấu chậm trước 10 phút khi món ăn hoàn thành.

Phô mai

5. Chiết xuất vani

Nhiều người dùng nồi nấu chậm để chế biến một số món tráng miệng như làm bánh quế, bánh mì ngọt,.... Tuy nhiên, khi dùng nồi nấu chậm để làm bánh, bạn cần chú ý đến lượng gia vị cho thêm vào bột bánh, cụ thể ở đây mà Điện máy XANH muốn nhắc đến là vani.

Vì dùng lượng vani quá nhiều khi nấu trong nồi hầm sẽ khiến cho hương vị của nó thay đổi, làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Chiết xuất vani

6. Các loại pasta (mì ống)

Khi luộc mì ý hoặc các loại mì ống để làm món Pasta, bạn cần luộc chúng trong nồi nước đun sôi có pha chút muối. Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát được độ chín của mì.

Tuy nhiên, nếu dùng nồi nấu chậm, thì bạn khó lòng biết được mì ống có chín hay chưa? Thậm chí nấu với thời lượng quá lâu, thì sợi mì sẽ thành đống chất keo do tinh bột bị nhão ra.

Các loại pasta (mì ống)

7. Thảo mộc tươi

Giống như rau xanh, các loại thảo mộc tươi cũng không nên nấu trong nồi nấu chậm. Vì màu sắc của các loại rau thảo mộc sẽ mất đi, thậm chí làm giảm đi lượng tinh chất và các chất dinh dưỡng khác vốn có trong thảo mộc.

Bạn chỉ nên xào hoặc rắc các loại rau thảo mộc này lên món ăn, chứ không nên chế biến với thời lượng lâu bằng nồi hầm.

Mẹo:

Bảo quản các loại rau thảo mộc trên ngăn đông tủ lạnh sau khi làm sạch, sẽ kéo dài đến 6 tháng sử dụng.

Thảo mộc tươi

8. Bít tết

Nồi nấu chậm là một dụng cụ để làm cho thịt bò trở nên mềm hơn mà vẫn giữ được hương vị và chất lượng của thịt. Tuy nhiên, đối với những phần thịt làm bit-tết, bạn không nên dùng nồi nấu chậm.

Thay vào đó, hãy dùng chảo để làm bit-tết theo mức độ chín mà bạn mong muốn, như 50% chín, hoặc 30% chín cùng với việc thưởng thức rượu vang nhé!

Bít tết

9. Gạo dài

Muốn nấu cơm thì bạn nên dùng nồi nấu cơm là hợp lý nhất, chứ không nên dùng nồi nấu chậm (nồi hầm) để thay thế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn cũng không nên dùng nồi hầm để nấu loại gạo dài, dù biết rằng để nấu gạo loại dài thì cần phải tốn nhiều thời gian hơn so với các loại gạo thông thường.

Gạo dài

10. Rượu

Với một số công thức nấu ăn, cần có rượu để làm tăng hương vị. Bạn chỉ nên dùng rượu khi chế biến món ăn trên chảo hoặc nồi được nấu ngay trên bếp, chứ không nên dùng nồi nấu chậm.

Vì rượu rất dễ bị bay hơi, nếu được nấu trong nồi hầm có nắp đậy quá kín (để duy trì nhiệt độ), thì món ăn của bạn sẽ có mùi nồng nặc rượu, nhất là rượu sẽ tạo vị đắng cho món ăn.

Rượu

11. Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh cần được rã đông và tránh để lại nước quá nhiều, trước khi cho vào nồi nấu chậm để làm chín.

Vì nếu bạn cho thực phẩm đông lạnh trực tiếp vào nồi hầm, thì phần nước từ thực phẩm đông lạnh sẽ tan ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm khi bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.

Thực phẩm đông lạnh

12. Thịt xông khói

Thịt xông khói thường chín rất nhanh. Do đó, bạn không nên dùng nồi nấu chậm để nấu thịt xông khói, vì dễ làm cho thịt giòn và bị khô.

Thịt xông khói

13. Các loại hạt đậu

Một số loại đậu cần được hầm lâu, để mang lại giá trị dinh dưỡng cho người ăn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc một số loại đậu cần được sơ chế hoặc xử lý để làm giảm độc tố (có trong đậu) trước khi hầm chúng trong nồi nấu chậm.

Ví dụ: đậu thận có chứa độc tố, bạn cần nấu chúng trong nồi có mở nắp để hơi độc được bay theo hơi nước ra bên ngoài. Hoặc bạn cần ngâm đậu trong 12 giờ, rồi nấu sôi trong nồi nước khoảng 10 phút trước khi hầm trong nồi nấu chậm.

Các loại hạt đậu

Lưu ý:

  • Với những loại thực phẩm trên, bạn vẫn có thể chế biến trong nồi nấu chậm. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo công thức món ăn khi chế biến, nhất là thời lượng nấu và thời gian khi cho các nguyên liệu này vào món ăn trước khi hoàn thành.
Viết bình luận của bạn

Tin tức nổi bật

Tags